Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHỮNG ĐỒI HOA SIM

PHƯƠNG-DUY TDC

 

 

Sau khi rời trường đại học văn khoa, tôi dược bộ giáo dục bổ dụng làm giáo sư trung học tại một trường trung học ở Quảng Nam.  Làm nghề “ godautre” được vài năm, rồi lệnh động viên ( thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm) ban ra, tôi cùng mười lăm giáo sư của trường Trần Quý Cáp bỏ phấn trắng, bảng đen của nghề bán cháo phổi lên đường nhập ngũ.

Tôi theo học khóa16 sĩ quan trừ bị năm 1963. Sau những tháng được huấn luyện ở Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức,  năm 1964  tôi tốt nghiệp sĩ quan bộ binh, và khóa phụ tá quận trưởng do Học viện Quốc Gia  Hành Chánh đào tạo  và được bổ nhiệm phục vụ tại vùng I Chiến Thuật thuộc các tỉnh ở địa đầu giới tuyến.

Trong quân đội, tôi thuộc  loại “con bà Phước”, chẳng có ô dù che chở, nên thay đổi  đơn vị luôn , thường là đơn vị tác chiến ở những nơi rừng thiêng, nước độc dễ mang bệnh sốt rét ngã nước và dễ rửa chân lên ngồi trên bàn thờ!

 Đầu tiên đến lãnh nhiệm vụ ở quận Hiếu-Nhơn với chức vụ phụ tá quận trưởng đặc trách trưởng phòng Ấp Tân Sinh kiêm Chỉ huy trưởng Nghĩa quân quận.

Quận trưởng là Đại Úy Thân Trọng Sinh. Ông là một giáo sư trung học dạy trường Nguyễn Tri Phương ở Huế, động viên vào học khóa sĩ quan trừ bị Thủ Đức, ra trường phục vụ ngành pháo binh, rồi biệt phái về làm quận trưởng.

Với nhiệm vụ Chi Khu Trưởng nên ông thường tổ chức và đích thân chỉ huy những cuộc hành quân trong vùng trách nhiệm. Tôi là phụ tá cho ông nên tôi đã học hỏi ở ông nhiều kinh nghiệm chiến trận khi tham gia các cuộc hành quân tại mật khu cộng sản “Dừa  Bảy Mẫu”, hành quân Phước Long, Hành Quân Cẩm Hà, Hành quân Cẩm Hải...

Nhắc đến địa danh Cẩm Hải làm tôi nhớ đến một lần tôi suýt bị Việt Cộng nằm vùng bắt cóc . 

Quận đường Hiếu Nhơn là một quận tân lập  đóng tại xã Cẩm Châu gần vùng Dừa Bảy Mẫu, mật khu của Việt cộng, cách biển  Cửa Đại chừng bốn, năm cây số nơi có mật khu Cẩm Hải.

Một ngày kia, người phụ trách an ninh phòng Nghĩa quận đề nghị với tôi:

“ Hôm nay nghỉ lễ, chúng ta rảnh rang, tôi đề nghị với Thiếu Úy,  mình đi xuống biển tập bắn súng Colt..”

“Ừ, đi thì đi! Anh  lấy Honda chở tôi.  Nhớ qua phòng tiếp liệu lấy thêm vài hộp đạn Colt 45 nữa nhé!”

Chúng tôi, một thầy, một trò để những  chai bia, lon  cocacola làm mục tiêu nơi những bờ cát cao dọc theo bờ biển rồi ngắm bắn. Bắn đến chiều, không còn viên đạn nào nữa. Chúng tôi lên Honda ra về.

Tôi rất ngạc nhiên, thay vì lái xe Honda hướng về lại quận đường, người an ninh nghĩa quân nà trực chỉ hướng đến mật khu Cẩm Hải.

Trời sắp về chiều, những đàn chim én biển đang bay về tổ.

Tôi bảo anh lái  xe: “ Gần tối rồi, còn đi đâu nữa, về chứ... vùng này bất an ninh mà!”

Mặc cho tôi nói, anh ta vẫn rồ ga đi về hướng có địch.

 Tôi bảo anh : “quay  hướng xe về quận ngay, nếu anh không tuân lệnh tôi sẽ bắn anh!”

Không thèm quay cổ lại phía tôi, anh ta nói:

“Thiếu Úy đâu còn viên đạn nào trong nòng súng mà đòi bắn! Cứ ngồi yên sau Honda để tôi đưa đi chơi..mật khu cho biết!”

Tôi rút khẩu súng ru-lô S&W gọn nhỏ, với năm viên đạn P.38 loại đặc biệt xuyên phá trong nòng, mà lúc nào tôi cũng mang để trong một bao da xinh xinh đeo ngụy trang dưới  nách trái ra, dí vào cổ tên an  ninh nghĩa quân ngay và hỏi lớn tiếng:

“Cái gì đây?”

Cảm thấy lạnh lạnh nơi gáy, tên lái Honda, quay đầu lại và biết tôi đã nói thật.

Anh ta lái Honda về hướng quận đường và không nói một lời nào khác.

Vài tháng sau đó, tôi  biết một anh bạn đồng khóa, có chức vụ lớn trong đảng phái địa phương  vận động với chính quyền tỉnh, hoán đổi tôi thay anh, anh thay tôi nơi phục vụ.

Tôi đổi lên làm Phụ Tá Quận trưởng  Quận Thường Đức, thuộc miền núi của tỉnh Quảng Nam.  Quận trưởng là Trung Úy Nguyễn Duy Hường. Rồi Đại Úy Trịnh Quang Ngọc đến thay thế.

Tôi vừa thành hôn  trong vòng sáu tháng. Trăng mật còn du dương và thơ mộng. Tôi bèn đề nghị với Thiếu Tá Vũ văn Giai, Phó Tỉnh trưởng Nội An kiêm Tiểu Khu Phó cho tôi phương tiện đưa bà xã của tôi lên tiền đồn  sống với tôi. Ông rất ngạc nhiên về lời xin kỳ quặc này. Vì thời chiến khốc liệt mà Thượng Đúc là nơi “ không phải nghỉ mát hưởng trăng mật” mà nơi chiến trường khá sôi động."

Cuối cùng ông cũng chấp thuận lời đề nghị của tôi. Ông  hứa với tôi ( có cả vợ tôi chứng kiến) sẽ xin phi cơ Air America, khi nào đi công tác tiền đồn Thượng Đức hoặc chở tiếp liệu, lương thực... thì cho “ phu nhân” tháp tùng. Lúc nào muốn đi máy bay về thì tự xoay xở lấy. Tôi rất vui về nghĩa cử huynh đệ chi binh mà ông đã thông cảm hoàn cảnh gia đình của tôi

Tôi nhớ có một lần tôi cùng vợ tôi ra sân bay để cùng lên tiền đồn, máy bay chở bulgur lên tiếp tế cho quận. Khi tôi nói chuyện với viên phi công người Mỹ lái Cessna xin  một  chỗ cho  vợ tôi đi, ông chấp thuận và ông đạp một bao bulgur nặng 45 kgs  xuống khỏi  máy bay vì trọng lượng chuyên chở có giới hạn và an toàn cho phi vụ. Chứng kiến cảnh đó, vợ tôi rất cảm động tình cảm của viên phi công xa lạ ( nhưng sau thời gian dài, ông trở thành một người bạn tốt của gia đình tôi).

Chúng tôi sống nơi tiền đồn Hà Tân, quận Thượng Đức rất romantic. Hàng ngày vợ tôi cũng tham gia phòng thủ tiền đồn như mọi quân nhân và gia đình họ. Cũng biết sử dụng vũ khí cá nhân, ném lựu đạn, tiếp tế đạn, tải thương... Nhiều đêm chúng tôi ra ngồi dưới cột cờ, vũ khí để bên cạnh, tâm sự với nhau hoặc ngắm hỏa châu chiếu  sáng trên trời. Tai lúc nào cũng phải thính vì địch thường pháo kích vào tiền đồn  Nghe tiếng “ départ” là phải báo động và chui xuống hầm trú ẩn ngay. Địch quân, nhất là du kích địa phương  từ hướng xã Hòa Hữu thường ngắm bắn tỉa máy bay loại Cessna của Air America hoặc trực thăng sắp đáp xuống phi trường Hà Tân.  Nên mỗi lần có máy bay sắp đáp, chúng tôi lại phải tung ra giữ an ninh vùng ngoài.

và tổ chức  các cuộc hành quân Đại An, Hành quân Hòa Hữu, hành quân Bến Hiên Bến Giằng (Thượng Du).

Sáu tháng sau, tôi được tin Việt cộng tấn công vào quận  Hiếu Nhơn cũ nơi tôi vừa phục vụ, giật sập văn phòng quận đường làm Đại Úy quận trưởng bị thương nhẹ và anh bạn đồng khóa, đầy thế lực kia phải cưa một chân và được giải ngũ.Anh bạn lãnh “sẹo” hộ tôi!

Năm 1966  vì nhu cầu công vụ của chiến trường , tôi thuyên chuyển đến Chi Khu Quế Sơn, cũng một quận miền núi thuộc tiểu khu Quảng Nam, giữ chức vụ Chi Khu Phó kiêm Chỉ Huy Trưởng Địa phương quân và Nghĩa quân quận Quế Sơn. Quận trưởng kiêm Chi Khu Trưởng là Đại Úy Trần Phước Xáng. Tại Chi Khu này, tôi được chi khu trưởng cử tôi chỉ huy một cánh quân gồm địa phương quân và nghĩa quân tại chi khu tham gia cuộc hành quân với các cánh quân của Sư đoàn 2 Bộ Binh và Lực lượng của quân dội Hoa Kỳ, Trung đoàn 5 Thủy quân Lục Chiến USMC. Cuộc hành quân này có nhiều đơn vị pháo binh, thiết vận xa, công binh Việt Nam tham gia  và không quân Hoa Kỳ và Không quân Việt Nam yểm trợ nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng quân cộng sản đang bao vây quanh tiền đồn Lạc Sơn, Quảng Tín đến đèo Le giáp ranh Đức Dục, Quảng Nam.

Cánh quân của tôi phải băng qua những dồi sim . Mùa này là mùa sim chín, trái ăn rất ngọt. Mặc cho địch bắn như mưa vào những đồi sim, quân lính dưới quyền điều động của tôi vẫn tiến nhanh chiếm các mục tiêu đã ghi trong lệnh hành quân.

Ban cố vấn Mỹ cùng đi với toán quân của tôi, lấy làm ngạc nhiên khi thấy từ lính tới quan ai cũng bị thương, chảy máu mà không dừng quân lại hoặc gọi trực thăng tải thương.

Đến khi chiếm mục tiêu cuối cùng, chúng tôi thu rất nhiều vũ khí,  nào là AK 47, CKC, B 40, Mìn, Lựu đạn, có cả một súng SKZ nữa...  một số quân trang , quân dụng của địch.

Vị Thiếu Tá cố vấn Hoa-Kỳ hỏi tôi::

 “ Cánh quân của “you”, có mấy người bị thương?”

” Tôi trả lời: “ No, Sir : Không có ai cả.” .

Viên cố vấn rất ngạc nhiên và có vẻ không tin lời nói của tôi.

Ông ta bảo :

” Tôi trông  thấy có nhiều người bị chảy máu nơi mặt, nơi miệng, nơi tay, áo quấn dính máu mà!”

Tôi cười rồi giải thích cho ông cố vấn:

” Đó không phải là máu mà đó là màu đỏ của một loại trái cây ở địa phương ăn rất ngọt, gọi là quả Sim mà tiếng Mỹ của “you” gọi là “Tomento  rose  myrtle”. Ông này không học thực vật nên nghe danh từ chuyên môn về hoa quả Á châu cũng ngẩn tò te luôn!.

“You” biết không? Binh sĩ của chúng tôi chì ( can đảm) lắm. Đã nhiều lần hành quân tại vùng này, mỗi lần hành quân qua đây đều bị Việt Cộng bắn... nhưng  bọn chúng vừa nổ súng, vừa chạy trốn nên  ít khi gây tổn thất cho lực lượng hành quân.  của ta. Quân lính đều hiểu rõ điều đó nên vừa đuổi địch vừa nhâm nhi quả cây rừng như các” you “vừa đánh trận vừa nhai chewing gum vậy.”

Ban cố vấn ai cũng cười sau khi nghe tôi, sĩ quan chỉ huy trưởng lực lượng địa phương quân  và nghĩa quân chi khu giải thích bằng ngôn ngữ của người bạn mắt xanh, mũi lõ mà một danh từ mà người ngoại quốc biết mà người Mỹ chính cống lại mù tịt hoặc nghe như vịt nghe sấm! Buồn cười thật!

Cuộc hành quân chấm dứt, tôi về lại Bộ Chỉ Huy Chi Khu Quế Sơn..

 Đại Úy Chi Khu Trưởng tin cho tôi biết vừa có công lệnh thuyên chuyển tôi vào phục vụ tại Tiểu Khu Quảng Tín.

Nhân chiến đoàn còn đóng quân tạm nghỉ một ngày tại quận. Tôi xách ba lô và sac marin , đến nói chuyện với sĩ quan hành quân USMC Hoa Kỳ xin tháp tùng trên chiếc MPC về Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Quảng Tín đóng tại tỉnh lỵ Tam-Kỳ.

Cuộc hành quân Quế Sơn do đích thân Đại Tá Phạm Văn Phú,  Tư lệnh Sư Đoàn chỉ huy. Tôi rất hãnh diện khi thấy những Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ đều khen ngợi cuộc hành quân và cách chỉ huy của vị sĩ quan cao cấp của Việt Nam, gốc binh chủng Nhảy Dù này.

Về Tiểu Khu Quảng Tín,  tôi nhận lệnh làm Đại đội Trưởng đại đội ĐPQ 258 đóng  quân ở tiền Đồn Trà Mâu  để giữ an ninh hai cây cầu chiến lược : đó là cầu Bà Bầu và Cầu Ông Bộ trên quốc lộ 1 nối liền thị xã Tam Kỳ với căn cứ Mỹ ở Chu Lai.

Tôi được vinh thăng Trung-Úy và thuyên chuyển về giữ chức vụ Phụ Tá Quận trưởng quận Tam Kỳ đặc trách Bình định và Phát Triển  Nông Thôn  dưới quyền chỉ huy  của Đại Úy Phạm Đình Lộc , quận trưởng.

Tôi tiếp tục tham gia các cuộc hành quân giải tỏa Kỳ Mỹ, Kỳ Trà, Kỳ An, Kỳ Quế...và Tết Mậu Thân 1968.

Trong quân ngũ cứ “Sống lâu lên lão làng,  chưa xanh cỏ thì đỏ ngực.”

Mỗi lần được gắn những huy chương Anh Dũng Bội Tinh tuyên dương công trạng hoặc chiến thương bội tinh... hoặc  mang thêm “ bông Mai “ mới trên ve áo trận,  tôi cảm thấy trách nhiệm lại nặng nề hơn.

Đến khi lên hàng sĩ quan cấp tá,  tôi lại tham gia các cuộc hành quân  lớn hơn. Đùa giỡn với tử thần hằng giờ, hằng ngày với áo giáp, nón sắt hai lớp,  bộ quân phục nhiều ngày hành quân   chưa giặt giũ được nên chẳng thơm tho mấy , nhưng tôi vẫn vui , vẫn yêu đời lính như yêu vợ trẻ vì nghĩ đến nhiệm vụ của người thanh niên thời chiến... cho đến ngày mất nước một cách tức tưởi phải hạ vũ khí vào tù cải tạo một thời gian khá dài.

Lúc được tin người chỉ huy của cuộc hành quân ở Quế Sơn  ngày xưa đã anh dũng tuẫn tiết không chịu nhục mất nước đó là Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II  Phạm Văn Phú, tôi rất  xúc động và cảm phục  Người Anh Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã theo đúng truyền thống quân đội với lời thề “Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.”

PHƯƠNG-DUY TDC